$ 0.00

Thiết bị định vị không dây TK02

 

Nhà sản xuất: HH
Giá: Call

Mua hàng qua điện thoại : 0908 282857

Chi tiết sản phẩm

Tại sao bạn cần có GPS TK 102 ?
- Chống trộm trong thuê xe tự lái, quản lý phương tiện vận tải;
- Quản lý tài sản;
- Quản lý người già, trẻ em;
- Quản lý vật nuôi và tài sản khác;
- Ghi lại lộ trình cho các chuyến công tác đi xa hay đi dã ngoại.
- Theo dõi và điều tra dấu vết tội phạm.
 
Tính năng của GPS TK 102?
 Tích hợp sẵn bộ vi xử lý SIRF Star III, xác định vị trí tốt ngay cả nơi sóng yếu.
 Hoạt động tốt ở cả những nơi không nhìn thấy bầu trời như khe núi.
Tích hợp sẵn mô đun GSM/GPRS, hỗ trợ 4 dải tần số GSM 850/900/1800/1900 MHz.
Sử dụng trên toàn thế giới.
-Hỗ trợ cuộc gọi.
-Hỗ trợ giao tiếp qua SMS hoặc kết nối GPRS TCP.
-Lấy thông tin vị trí qua SMS, hoặc Internet.
-Qua SMS để kiểm soát việc thay đổi chức năng tìm kiếm hoặc bật GPS.
-Hỗ trợ cài đặt 3 số đt.
-Thông số kỹ thuật của máy phù hợp với mạng GSM quốc tế.
-Thời gian dùng pin lâu
-Thiết kế nhỏ gọn, ít tiêu hao điện năng.
 
Thông số kỹ thuật  của GPS TK 102 ?
- GPS chip: SIRF3.
- Kênh (Channel): 20 .
- Độ nhạy thiết bị (Sensitivity): 159dBm.
- Độ chính xác trong vòng 5 mét. (Precision: within 5 meters )
 
Phụ kiện đi kèm ?
Bộ thiết bị định vị bao gồm:
- 1 thiết bị định vị GPS (GPS tracker);
- 1 pin đảo chiều (back up batteries);
- 1 sách hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Anh (English user manual);
bằng tiếng Anh (English user manual);
 
Xe khách, xe buýt phải gắn hộp đen      
Viết bởi Administrator
Chủ nhật, 19 Tháng 7 2009 21:56
Xe khách, xe buýt phải gắn hộp đen
Xe khách, xe buýt, xe du lịch, xe contaner chở hàng sẽ phải có thiết bị giám sát hành trình. Đó là quy định mới trong Nghị định số 91 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô, vừa ban hành.
Lộ trình gắn thiết bị giám sát hành trình đối với từng loại hình nói trên cũng được quy định rõ, đến ngày 1/7/2011, các xe khách chạy cự ly trên 500 km, xe du lịch, xe container phải gắn hộp đen. Từ 1/1/2012, xe khách chạy trên 300 km, xe buýt, xe hợp đồng sẽ phải gắn thiết bị giám sát. Đến hạn cuối cùng là ngày 1/7/2012, tất cả các xe ô tô kinh doanh các loại hình nói trên đều phải được gắn thiết bị này.
Thiết bị giám sát trên xe phải hiển thị các thông số về vận tốc, hành trình, số lần đóng mở cửa, thời gian dừng đỗ, thời gian lái xe. Các thông tin này sẽ được sử dụng làm tài liệu cho đơn vị quản lý vận tải và cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Toàn bộ xe buýt sẽ phải gắn hộp đen từ 1/1/2012. Ảnh: Hoàng Hà.
Theo ông Nguyễn Văn Thuấn, Vụ trưởng An toàn giao thông, Bộ GTVT, việc gắn các thiết bị giám sát sẽ nâng cao ý thức khi tham gia giao thông của lái xe, cơ quan quản lý nhà nước cũng dễ dàng phát hiện các lỗi vi phạm của lái xe, tìm nguyên nhân vụ tai nạn nếu có... Việc đưa ra lộ trình gắn hộp đen để các doanh nghiệp vận tải có thời gian chuẩn bị thực hiện.
Nghị định 91 cũng quy định rõ niên hạn sử dụng của các xe kinh doanh vận tải. Xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, chạy cự ly trên 300 km sẽ được hoạt động không quá 15 năm. Xe buýt và xe khách chạy cự ly từ 300 km trở xuống được hoạt động không quá 20 năm Xe taxi được sử dụng không quá 12 năm. Xe du lịch không quá 10 năm.
Nghị định sẽ có hiệu lực từ 15/12.
Theo vnexpress.net.
Hệ thống định vị vệ tinh (GPS) Taxi toàn cầu
 
Hệ thống định vị taxi dựa trên nền tảng công nghệ định vị GPS và công nghệ GPRS giúp cho Quý khách hàng có thể định vị được vị trí,tốc độ xe đang di chuyển,...
Phần mềm GMAP sẽ cho phép người điều hành nhìn thấy bố cục tổng thể của toàn bộ xe Taxi đang hoạt động , bao gồm :
- Số xe đang có khách
- Số xe đang chờ đón khách
- Số xe đang trên đường đón khách ( Optional khi dùng thêm phần mềm G. Operate)
- Số xe đang gặp sự cố – Emergency
- Vị trí chính xác của bất kỳ xe nào
- Giám sát hướng di chuyển của một xe bất kỳ
- Danh sách các xe vượt quá tốc độ
- Danh sách các xe chạy ngoài phạm vi cho phép
- ............
- Ngoài ra , người quản lý cũng có thể xem lại tuyến đường đi của một xe nào đó tại thời điểm trong quá khứ . II ) Chức năng điều hành :
Thông qua phần mềm, công việc điều hành xe của các nhân viên trực điện thoại và nhân viên trực máy bộ đàm sẽ hiệu quả hơn, khoa học hơn , Và do đó , lợi nhuận của Công ty Taxi sẽ gia tăng .

- Một trong những lợi ích chính là phương cách điều xe chính xác và tối ưu , sẽ giúp tiết kiệm nhiện liệu đáng kể , thời gian đón khách sẽ rút ngắn làm gia tăng uy tín và thương hiệu của công ty , tránh tình huống các tài xế đua nhau trên đường để tranh giành khách .
- Một lợi ích khác , hệ thống cho phép tính toán ước lượng doanh thu TAXI sau mỗi lần trả khách , nhờ việc tính toán quãng đường chở khách , Điều này giúp cho các hãng taxi có thể quản lý chính xác doanh số qua mỗi ngày , mỗi tuần và mỗi tháng .
- Các tài xế cũng trở nên có kỷ luật hơn , vì mọi hoạt động của xe đều được giám sát 24/24 h
- Các tình huống xe bị cướp sẽ giảm hẳn do các xe hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của trung tâm (trên toàn lãnh thổ Việt Nam)
Dưới đây là mô tả về Quy trình điều hành taxi bán tự động , ứng dụng phần mềm:
1- Khi có khách hàng gọi đến hãng taxi :
- khách hàng tự thông báo địa điểm khách hàng , hoặc địa điểm khách hàng được tự động nhận dạng thông qua số điện thoại gọi đến ( Caller ID )
- Nhân viên trực máy nhập địa chỉ của khách hàng vào máy tính thông qua phần mềm quản lý.
- Phần mềm sẽ tự động liệt kê một danh sách các xe Taxi chưa có khách trong Phạm vi khu vực khách hàng , theo thứ tự ưu tiên về cự ly
- Nhân viên trực bộ đàm sẽ nhận được danh sách các Xe Taxi ưu tiên nói trên , tiếp đó nhân viên trực máy sẽ Phát lệnh điều xe Taxi có ưu tiên cao nhất .
- Tài xế ưu tiên nhận lệnh sẽ lên đường đón khách và nhấn một nút để thông báo về trung tâm biết là xe đã đang trên đường đón khách hoặc ngược lại , sẽ nhấn một nút để thông báo là Xe đang có khách , không đón khách được
- Tùy theo tình huống ở bước trên , nhân viên trực bộ đàm sẽ được cập nhật thông tin Đón khách từ xe đã yêu cầu . Nếu xe đã yêu cầu không trả lời trong một thời gian đã định trước , hoặc xe đó trả lời là đã đang đón khách ( BUSY) , nhân viên bộ đàm sẽ gọi một xe ưu tiên thứ 2 đến nơi đón khách . Danh sách các xe Taxi ưu tiên luôn luôn được cập nhật theo thời gian trên máy chủ .
- Một khi Xe Taxi đã nhận khách , Tài xế sẽ bấm một nút thông báo về trung tâm điều hành , thông báo là Xe đã đón khách
- Khi trung tâm điều hành nhận được thông báo Xe đã đón khách , phần mềm quản lý sẽ hủy yêu cầu của khách hàng nói trên , đồng thời lưu lại thời điểm và vị trí của Xe đã đón khách .
- Khi xe trả khách , tài xế sẽ nhấn một nút , thông báo là xe hiện thời sẵn sàng đón khách , cho các lệnh gọi tiếp sau đó của nhân viên điều hành .
- Trung tâm điều hành sẽ nhận được thông báo xe sẵn sàng đón khách và sẽ luôn luôn duy trì một danh sách các xe đang sẵn sàng , các xe đang chở khách , các xe đang BUSY , cũng như các xe đang gặp tình huống khẩn cấp .
II – Khi Khách hàng tự đón xe không thông qua trung tâm điều hành :
- Một khi xe Taxi đã nhận khách , tài xế sẽ bấm một nút thông báo về trung tâm điều hành .
- Các bước còn lại tương tự như các bước trên .
III ) Khi xe gặp sự cố hoặc tai nạn
- Tài xế chỉ cần Nhấn nút báo KHẩN , Trung tâm điều hành sẽ nhận biết chính xác vị trí xe gặp sự cố để có hướng hỗ trợ , nút báo khẩn này có thể trang bị ở một nơi thuận tiện cho tài xế thao tác .
IV ) Khi tài xế chạy quá tốc độ :
- Phần mềm quản lý tự động phát hiện và gửi một thông điệp đến người quản lý , đồng thời tạo biểu tượng quá tốc độ của xe đó trên màn hình giám sát
Và một số tình huống khác có thể được cài đặt để tạo ra các cảnh báo cho người điều hành
Ứng dụng công nghệ định vị toàn cầu GPS trong bài toán quản lý xe bưu chính      
 
(Theo www.tapchibcvt.gov.vn) Việc ứng dụng công nghệ GPS trong các bài toán quản lý phương tiện giao thông đang trở nên phổ biến trên thế giới và đây là một dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cao dựa trên công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin. Đối với ngành Bưu chính, việc áp dụng công nghệ GPS trong việc quản lý các phương tiện vận chuyển Bưu chính sẽ đem lại hiệu quả cao, phù hợp với các phương thức quản lý tập trung hiện đại. Bài viết này đề cập đến việc xây dựng phương án quản lý xe bưu chính bằng công nghệ GPS và thiết kế thiết bị thu thập dữ liệu GPS cho xe bưu chính.
Việc ứng dụng công nghệ GPS trong các bài toán quản lý phương tiện giao thông đang trở nên phổ biến trên thế giới và đây là một dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cao dựa trên công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin. Đối với ngành Bưu chính, việc áp dụng công nghệ GPS trong việc quản lý các phương tiện vận chuyển Bưu chính sẽ đem lại hiệu quả cao, phù hợp với các phương thức quản lý tập trung hiện đại. Bài viết này đề cập đến việc xây dựng phương án quản lý xe bưu chính bằng công nghệ GPS và thiết kế thiết bị thu thập dữ liệu GPS cho xe bưu chính.
 
1. Công nghệ định vị GPS
 
Hệ thống Định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System) là một mạng gồm 24 vệ tinh Navstar quay xung quanh trái đất tại độ cao 11.000 dặm (17.600 km), được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ấn định chi phí ban đầu vào khoảng 13 tỷ USD, song việc truy nhập tới GPS là miễn phí đối với mọi người dùng, kể cả những người ở các nước khác. Các số liệu định vị và định thời được sử dụng cho vô số những ứng dụng khác nhau, bao gồm đạo hàng hàng không, đất liền và hàng hải, theo dõi các phương tiện giao thông trên bộ và tàu biển, điều tra khảo sát và vẽ bản đồ, quản lý tài sản và tài nguyên thiên nhiên.
 
Vệ tinh bay với vận tốc cao cứ 12 tiếng đồng hồ thì đủ một vòng quĩ đạo. Cho đến nay, đã có tổng số 28 vệ tinh, vệ tinh mới nhất được phóng lên vào tháng 1/2006, trong đó 24 chiếc đang hoạt động và 4 chiếc kia dùng để dự phòng khi có một chiếc nào bị hỏng [1].
 
Đường bay quĩ đạo của hệ thống vệ tinh này cũng được sắp xếp để bất cứ chỗ nào trên trái đất đều nhận thấy ít nhất là 4 vệ tinh đang bay ngang trên trời. Nhiệm vụ của thiết bị GPS là làm sao nhận được tín hiệu phát ra từ các vệ tinh bay ngang trên trời… tối thiểu là từ ba cái vệ tinh. Khi máy đã nhận được tín hiệu phát ra từ các vệ tinh, các mạch điện tử trong máy sẽ đo và biết được khoảng cách từ các vệ tinh cũng như tọa độ của nó [3].
 
 

Hình 1. Xác định vị trí 1 điểm trên mặt đất nhờ vệ tinh GPS
 
2. Xây dựng phương án ứng dụng GPS trong bài toán quản lý xe bưu chính
 
2.1 Bài toán quản lý xe bưu chính
 
Hiện nay bài toán quản lý xe vận chuyển bưu chính tại công ty Bưu chính liên tỉnh và quốc tế (VPS) thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) đang được thực hiện theo quy trình sau:
 

Hình 2. Quy trình quản lý vận chuyển xe bưu chính của VNPT
 
Với quy trình quản lý trên, mặc dù hiện nay đã có phương thức tin học hoá, quản lý tự động một phần trong việc tổng hợp các phiếu hành trình trên đây. Tuy nhiên, phương thức quản lý như trên vẫn có một số bất cập như: Tốn nhân công quản lý trung gian, Không quản lý được lộ trình và thời gian, nhiên liệu thực tế trong suốt quá trình vận hành của 01 xe bưu chính, Không phát hiện được nguyên nhân chậm trễ trong việc vận chuyển bưu chính và Không điều hành, giám sát được tổng thể toàn bộ các tuyến xe bưu chính để tối ưu hoá việc vận chuyển bưu chính.
 
Nếu sử dụng công nghệ GPS, các thông tin về phương tiện vận chuyển bưu chính như: Tọa độ hiện tại, Tốc độ vận chuyển, Tuyến đường di chuyển, Nhiªn liÖu tiªu hao sẽ được cập nhật về trung tâm điều khiển, lưu trữ theo cơ sở dữ liệu (CSDL) và dựa trên CSDL này trung tâm có thể tính toán về nhiên liệu của từng phương tiện vận chuyển bưu chính, kiểm tra được sự cố khi vận chuyển, tối ưu hoá điều hành các tuyến bưu chính.
 
2.2 Xây dựng phương án quản lý xe bưu chính bằng GPS
 
Trong bài viết này, phương án quản lý các phương tiện vận chuyển bưu chính bằng công nghệ GPS được đề xuất theo 2 phương thức: Quản lý trực tuyến (online) và quản lý không trực tuyến (offline).
 
Quản lý theo phương thức trực tuyến
 
Quản lý theo phương thức trực tuyến nghĩa là giữa trung tâm điều hành và xe bưu chính liên lạc trực tuyến, trao đổi dữ liệu với nhau. Để quản lý xe vận chuyển xe bưu chính theo phương thức trực tuyến chúng ta cần phải có các phương tiện và hệ thống như sau:
 
Tại trung tâm điều khiển:
 
  • Màn hình hiện thị bản đồ số từng khu vực địa lý
  • Máy chủ và các máy trạm tùy theo nhu cầu quản lý với hệ thống thông tin quản lý GIS (Geographic Information System) bằng phần mềm MapInfo với phương thức lập trình bằng ngôn ngữ MapBasic.
  •  
    Tại xe bưu chính:
     
  • Modul GPS
  • Thiết bị thu thập và truyền dữ liệu GPS thông qua phương thức SMS nhờ Modem GSM/GPRS
  •  
    Các phương thức truyền dẫn ở đây thông qua mạng di động GSM, các ID của từng xe bưu chính được thể hiện qua các ID của SMS nhận về [6].
     

    Hình 3. Minh họa phương thức truyền dữ liệu trực tuyến
     
    Nguyên tắc hoạt động hệ thống:
     
    Kênh liên lạc giữa xe bưu chính và trung tâm điều khiển có thể hoạt động ở một trong số các chế độ sau:
     
    - Duy trì kết nối liên tục: kết nối luôn sẵn sàng phục vụ việc truyền dữ liệu về vị trí và thời gian.
     
    - Thiết lập kết nối tự động: kênh liên lạc được tự động thiết lập khi một trong 2 bên có dữ liệu cần truyền.
     
    - Thiết lập kết nối bằng tay: người điều hành hoặc lái xe bưu chính tự thực hiện các thao tác khởi tạo liên kết mỗi khi cần gửi đi một thông điệp.
     
    Quản lý theo phương thức không trực tuyến
     
    Quản lý không trực tuyến (offline) có nghĩa là sau 1 ca làm việc trung tâm sẽ cập nhật các dữ liệu về hành trình của xe bưu chính trong ca làm việc đó để lưu lại và xử lý tự động phục vụ cho công tác quản lý. Về mặt thiết bị, quản lý theo phương thức không trực tuyến khác với phương thức quản lý trực tuyến là thiết bị trên xe bưu chính sẽ không có modem GSM/GPRS, mạch vi xử lý sẽ thu thập và lưu lại dữ liệu về vị trí của xe bưu chính và trả dữ liệu về trung tâm khi hết ca làm việc. Tại trung tâm cũng sẽ phải có hệ thống thông tin để xử lý các dữ liệu này phục vụ cho mục đích quản lý. Phương thức không trực tuyến tuy có rẻ tiền vì không cần đến modem GSM/GPRS và không mất các cước phí liên lạc SMS nhưng có hạn chế là không quản lý trực tuyến đến từng xe bưu chính trong khi đang vận chuyển.
     
    2.3 Thiết kế thiết bị và xây dựng chương trình quản lý vận chuyển bưu chính bằng công nghệ GPS
     
    Hiện nay, tại Khoa kỹ thuật Điện tử 1 thuộc Học viện Công nghệ BCVT đã bước đầu xây dựng được hệ thống thông tin quản lý và thiết bị thu thập dữ liệu từ GPS đặt trên xe bưu chính phục vụ cho các phương thức quản lý trên. Thiết bị đặt trên xe bưu chính do chúng tôi thiết kế sẽ tích hợp modul GPS và mạch vi xử lý với yêu cầu gọn nhẹ chính xác [5].
     
    Modul GPS
     
    Để xây dựng thiết bị đặt trên xe bưu chính ta sẽ sử dụng modul GPS có nhiệm vụ nhận các tín hiệu từ vệ tinh, xử lý tín hiệu đưa ra kết quả bao gồm các thông tin sau [2]:
     
    - Tọa độ kinh tuyến, vĩ tuyến của xe và chiều cao so mặt nước biển.
    - Thời gian hiện tại theo giờ GMT.
    - Tốc độ và hướng chuyển động của xe.
    - Số vệ tinh nhận được tín hiệu.
    Các thông số trên được thể hiện dưới dạng các bản tin được định dạng bằng chuẩn
    NMEA -183 trên toàn thế giới với các khung bản tin theo vi xử lý chuẩn [4].
    Modul GPS sẽ trả về bản tin như sau:
    $GPRMC,161229.487,A,3723.2475,N,12158.3416,W,0.13,309.62,120598,,*10
     
    Sau đây là diễn giải của bản tin
     
    Tên
    Ví dụ
    Đơn vị
    Mô tả
    Message ID
    $GPRMC
     
     
    Giao thức header RMC
    (RMC protocol header)
    Thời gian (UTC Time)
    161229.487
     
    Giờ phút giây (% giây)
    hhmmss.sss
    Tình trạng
    A
     
    A: dữ liệu hợp lệ; V: dữ liệu không hợp lệ.
    Ví độ (Latitude)
    3723.2475
     
    ddmm.mmmm
    Chỉ dẫn Nam Bắc
    (N/S Indicator)
    N
     
    N = Bắc hoặc S=Nam
    N=north or S=south
    Kinh độ (Longitude)
    12158.3416
     
    dddmm.mmmm
    Chỉ dẫn Đông Tây
    (E/W Indicator)
     

    Giá: Call